UBND QUẬN HÀ ĐÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN VẠN PHÚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 08/KHYT-MNVP
Vạn Phúc, ngày 31 tháng 01 năm 2020
KẾ HOẠCH
Tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng, chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp
Thực hiện Thông báo số 27/TB-UBND ngày 30/01/2020 của UBND quận Hà Đông: Kết luận họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh;
Thực hiện công văn số 96/PGD&ĐT ngày 30/01/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Đông v/v tăng cường công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp.
Trường mầm non Vạn Phúc xây dựng kế hoạch tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng ,chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona trên phạm vi toàn trường như sau:
I.Mục tiêu
-100% các nhóm lớp , bếp ăn, khu vực môi trường xung quanh lớp học và xung quanh trường được tổng vệ sinh và khử khuẩn phòng chống dịch bệnh.
- Nâng cao kiến thức thực hành của CBGV-NV, phụ huynh và người chăm sóc trẻ về phòng,chống dịch bệnh .
II.Thời gian thực hiện :
Từ ngày 31/01/2020 đến hết thời gian có dịch.
Sau đó duy trì thường xuyên vào thứ sáu hàng tuần
III.Nội dung hoạt động và tổ chức thực hiện
1.Công tác xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ
- BGH nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch khử khuẩn triển khai tới 100% nhóm lớp, các bộ phận...
- Giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp thực hiện vệ sinh đồ dùng đồ chơi ,dụng cụ dạy học ,đồ dùng cá nhân của trẻ (khăn, cốc ,thìa..) vệ sinh môi trường xung quanh lớp học
- Nhân viên bếp thực hiện vệ sinh khu vực sơ chế, chế biến, dụng cụ ,bếp nấu , khu vực chia, dụng cụ chia đựng thức ăn của trẻ
-Tổ bảo vệ : Thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh trường, khơi thông cống rãnh
-Tổ hành chính : Thực hiện vệ sinh các phòng chức năng , môi trường quanh khu làm việc..
2.Công tác tuyên truyền
-Tuyên truyền tới 100% cán bộ, giáo viên, phụ huynh về bệnh viêm đường hô hấp cấp và các biện pháp phòng chống bằng nhiều hình thức họp hội đồng, dán bảng tin bài tuyên truyền, phát tờ rơi, loa đài...
- Nội dung tuyên truyền:
+ Đường lây truyền của bệnh: Theo đường Hô hấp, niêm mạc, các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt là việc hết sức cần thiết.
+ Tuyên truyền các triệu chứng chính của bệnh Viêm phổi cấp,… Các dấu hiệu Người mắc bệnh có thể có các biểu hiện từ nhẹ như cảm lạnh thông thường (mệt mỏi, sốt, ho, đau họng) đến viêm đường hô hấp cấp tính nặng, khó thở, suy hô hấp tiến triển và có thể tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính, bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản… Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
+ Tuyên truyền biện pháp hiệu quả:
- Giám sát phát hiện kịp thời ca bệnh để cách ly và điều trị, không để có ca thứ phát.
- Không đi/đến nơi có dịch lưu hành, hạn chế tập trung đông người, tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị ho hoặc sốt.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân (đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; tránh chạm tay và mắt, mũi, miệng), vệ sinh ăn uống, nâng cao thể trạng.
- Đối với nhà ở, phòng làm việc, trường học…: Mở cửa thông thoáng, nếu bật điều hòa nhiệt độ nên để ở mức 25-27oC.
- Khuyến khích CBGVNV và học sinh đeo khẩu trang ở trường/lớp.
- Phối hợp chặt chẽ với y tế địa Phương trong công tác phòng chống.
3. Tổ chức vệ sinh môi trường, khử khuẩn
3.1 Các khu vực cần vệ sinh – khử khuẩn bao gồm
- Khu vực ngoại cảnh, sân chơi, nhà vệ sinh và các khu vực, đồ dùng khác có liên quan (dọn vệ sinh, loại bỏ rác, phế liệu…)
- Lớp học, cầu thang, hành lang; bao gồm: nền nhà, bàn ghế, cửa, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang v.v
- Công trình khác: Khu vực nhà ăn, nhà đa năng, công trình vệ sinh
- Đồ chơi, học cụ, đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, bát đũa, thìa, cốc chén v.v)
3.2. Nguyên tắc vệ sinh, khử khuẩn
- Không khử trùng khi học sinh đang học
- Vệ sinh ngoại cảnh: (dọn vệ sinh, loại bỏ rác, phế liệu…)
- Sàn (phòng học, nhà bếp, vệ sinh v.v): Phun hoặc lau, để khô tự nhiên.
- Bàn ghế, nắm cửa, tay vịn cầu thang: Lau bằng dung dịch sát khuẩn, để khô tự nhiên.
- Đồ chơi: ngâm trong dung dịch sát khuẩn 30 phút, rửa lại bằng nước sạch (trừ các đồ chơi ngoài sân vườn kích thước lớn thì lau/để khô tự nhiên, trừ đồ chơi điện tử chỉ lau và để khô)
- Kỹ thuật phun/lau: Lau giật lùi, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
3.3. Kỹ thuật vệ sinh, khử khuẩn
- Bưới 1: Vệ sinh: Loại bỏ đất, rác thải, bụi... bám trên bề mặt bằng quét, dọn hoặc lau, sau đó thu gom vận chuyển đến nơi quy định để xử lý.
- Bước 2: Làm sạch: Sử dụng nước sạch có thể pha với chất tẩy rửa thông thường hoặc khăn ướt lau để loại bỏ chất hữa cơ bám trên bề mặt sàn nhà, tay vịn cầu thang, bàn ghế, đồ dùng vật dụng chung và riêng trong khu vực trường.
- Bước 3: Khử khuẩn: Sử dụng các chất tẩy rửa thông thường bằng lau hoặc ngâm. Một số đồ dùng như cốc, bát, thìa khử khuẩn bằng nhiệt (cho dụng cụ vào nồi luộc sôi, sấy tủ sấy).
Dùng hóa chất Cloramin B để khử khuẩn nồng độ 0,5% để lau rửa đồ dùng đồ chơi.
4. Thực hiện rửa tay cho học sinh và đảm bảo VSATTP
- Đảm bảo 100% nhóm lớp, nhà bếp có xà phòng rửa tay và có bẳng hướng dẫn các bước rửa tay theo qui định. Tăng cường rửa tay nhiều lần trong ngày.
- Đảm bảo đủ nước ấm cho trẻ uống. 100% trẻ súc miệng nước muối sau khi ăn và sau khi ngủ dậy.
- Đảm bảo công tác VSATTP tại bếp ăn trong trường học theo đúng quy định của Bộ Y tế. Nghiêm túc thực hiện ăn chín, uống sôi.
5. Giám sát và theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh
- Hàng ngày nhân viên và giáo viên chủ nhiệm thực hiện kiểm tra, theo dõi sĩ số học sinh để phát hiện sớm ca mắc dịch bệnh. Đối với trẻ nghỉ học Cha mẹ chủ động thông tin với nhà trường nếu trẻ có biểu hiện, triệu trứng viêm đường hô hấp.
- Tuyệt đối không nhận trẻ ốm, sốt vào lớp. Khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, sốt ho, khó thở cần báo ngay với BGH và phụ huynh kịp thời đưa con đi khám tại các cơ sở y tế, đồng thời báo cáo UBND và y tế phường để giám sát, điều tra tại cộng đồng tránh dịch bệnh lây lan, bùng phát.
HIỆU TRƯỞNG
Đỗ Thị Vượng